Diện mạo quân đội Trung Quốc sau 40 năm cải tổ

Trong bốn thập kỷ thi hành chính sách "náu mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc tập trung xây dựng kinh tế thay vì quân sự và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Sự phát triển vượt bậc về kinh tế đã thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa quân đội, với mục tiêu "đẳng cấp toàn cầu" vào thập niên 2020, theo SCMP.
Vào thập niên 1970, đội quân 6 triệu người của Trung Quốc bị đánh giá là yếu kém với trang bị lạc hậu và hệ thống chỉ huy thiếu hiệu quả. Nhân lực thừa quá nhiều khiến các nguồn lực dành cho công tác đào tạo và chương trình phát triển vũ khí của quân đội Trung Quốc bị thu hẹp.
Từ năm 1978, khi Trung Quốc thi hành chính sách "mở cửa", Đặng Tiểu Bình yêu cầu quân đội nước này tinh giản và tái cơ cấu lực lượng với 3,5 triệu binh sĩ bị cho giải ngũ và nhiều đơn vị bị giải thể, sáp nhập. Ngân sách quốc phòng bị cắt giảm để ưu tiên cho phát triển kinh tế trong hai thập kỷ đầu tiên của quá trình cải cách. "Trung Quốc phải cắt giảm nhiều ưu tiên cho quân đội để tập trung vào phát triển lĩnh vực kinh tế, chính trị và ngoại giao", chuyên gia quân sự Antony Wong Dong cho biết.
Để đối phó với việc ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, Đặng Tiểu Bình cho phép quân đội Trung Quốc được phép làm kinh tế để phát triển các nông trường, nhà máy và các đơn vị công binh. Tại thời điểm này, quân đội Trung Quốc không chỉ có chức năng phòng thủ mà phải hỗ trợ các chương trình hưu trí, nhà ở và y tế. Nhiều đơn vị quân đội Trung Quốc tăng thu nhập bằng cách bán sản phẩm dư thừa từ nông trường ra thị trường.
Tổng cục Hậu cần của quân đội Trung Quốc gặt hái thành công với một nhãn hiệu thuốc chữa đau dạ dày vào những năm 1990. Các đơn vị khác theo sự chỉ đạo của tổng cục này ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp tư nhân, xây dựng mạng lưới kinh doanh rộng lớn. Các bệnh viện và khách sạn quân đội mở cửa phục vụ người dân, một số nhà kho và doanh trại được cho thuê và các đơn vị công binh tham gia xây dựng công trình dân sự.
Doanh thu lớn góp phần giảm áp lực ngân sách quốc phòng nhưng tạo điều kiện cho tình trạng tham nhũng xuất hiện trong hàng ngũ quân đội Trung Quốc. Nhiều phương tiện quân sự được sử dụng để buôn lậu, các sĩ quan cao cấp lợi dụng chức vụ để phục vụ cho công việc kinh doanh của cá nhân.
"Trong giai đoạn thập niên 1980-1990, nhiều tàu chiến và tàu ngầm của hải quân Trung Quốc được sử dụng để buôn lậu ôtô, đồ gia dụng và nhiên liệu từ nước ngoài, số hàng hóa này được tập kết tại các thành phố biển", một sĩ quan hải quân Trung Quốc cho biết.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mặt sau Mi Play được phủ kính cường lực chất lượng cao

Thay mặt kính cảm ứng Oppo F9 & F9 Pro

Thay mặt kính cảm ứng Samsung Galaxy Note 9